$498
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của trâm vụn hương phai tập 18. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ trâm vụn hương phai tập 18.Xuất hiện trên ON TRENDING số mới nhất, Minh Hằng, Phạm Quỳnh Anh và Dương Hoàng Yến sẽ hé lộ những câu chuyện thú vị đằng sau tiết mục đang được yêu thích. Bên cạnh đó, bộ ba xinh đẹp, tài năng này hứa hẹn “vén màn” loạt bí mật ở hậu trường Chị đẹp đạp gió 2024 nhất là khi cuộc đua đang dần đi đến hồi kết. Mời quý vị đón xem chương trình ON TRENDING Gặp gỡ 3 “chị đẹp” Minh Hằng, Phạm Quỳnh Anh và Dương Hoàng Yến trên các nền tảng Thanh Niên Online, kênh YouTube - Fanpage Báo Thanh Niên cùng kênh YouTube và TikTok iHay TV. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của trâm vụn hương phai tập 18. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ trâm vụn hương phai tập 18.Chiều 31.12, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Kon Tum đã trao thưởng cho các lực lượng có thành tích trong đấu tranh chuyên án A2-524P về phòng chống tội phạm ma túy.Vào khoảng 4 giờ 30 ngày 31.12, tại khu vực biên giới Việt Nam - Lào (cách làng Iệc, xã Pờ Y, H.Ngọc Hồi, Kon Tum khoảng 160 m về phía Việt Nam), các lực lượng chức năng bắt quả tang Trần Thanh Tùng (41 tuổi, ở P.Hải Cảng, TP.Quy Nhơn, Bình Định) vận chuyển gần 3 kg ma túy từ Lào về Việt Nam.Cụ thể, lực lượng của Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng Kon Tum, Đoàn Đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm miền Trung (thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Kon Tum, Công an H.Ngọc Hồi phối hợp tổ chức mật phục tại khu vực biên giới và bắt giữ Tùng khi người này vừa về đến Việt Nam. Lúc bị bắt, Tùng mang trên người 1 túi màu hồng, bên trong đựng 3 túi màu vàng chứa chất tinh thể rắn màu trắng (gần 3 kg), phía ngoài túi có in dòng chữ GUANYINWANG.Làm việc với lực lượng chức năng, Tùng khai nhận 3 túi màu vàng chứa tinh thể màu trắng là ma túy, do một phụ nữ tên Thảo (không rõ nhân thân, lai lịch) thuê vận chuyển từ Lào về Việt Nam qua biên giới tỉnh Kon Tum với tiền công 15 triệu đồng.Hiện vụ việc đang được các lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum tiếp tục phối hợp điều tra, xử lý theo quy định. ️
Trong thành công của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024, có đóng góp rất lớn của Hoàng Đức. Sự xuất sắc của tiền vệ nhạc trưởng này giúp lối chơi của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik luôn ổn định. Dù vậy, Hoàng Đức không thể tham dự SEA Games 33 diễn ra cuối năm nay, do anh đã quá độ tuổi 22. Đội U.22 Việt Nam vì thế cần tìm kiếm một cầu thủ khác, sắm vai nhạc trưởng thay Hoàng Đức tại đại hội thể thao Đông Nam Á. Tín hiệu tích cực ở chỗ, trong lứa U.22 Việt Nam hiện nay, có vài gương mặt đủ triển vọng để sắm vai nhạc trưởng, như Nguyễn Thái Sơn, Khuất Văn Khang, Nguyễn Văn Trường. Điểm chung của 3 cầu thủ này là họ đều có kinh nghiệm khoác áo đội tuyển quốc gia, riêng Khuất Văn Khang là thành viên của đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024. Chi tiết đó có thể là yếu tố đảm bảo về mặt bản lĩnh của các cầu thủ nói trên, đảm bảo rằng họ có được sự chững chạc ở sân chơi SEA Games, một khi họ đã có kinh nghiệm khoác áo đội tuyển quốc gia.Một điểm chung nữa giữa các cầu thủ này, đó là họ đều có kỹ thuật từ khá đến tốt. Yếu tố kỹ thuật là yếu tố rất cần thiết với 1 cầu thủ giữ vai trò nhạc trưởng. Hoàng Đức tại AFF Cup 2024 là một ví dụ điển hình, lối chơi thiên về kỹ thuật của Hoàng Đức khiến đối thủ rất khó lấy bóng trong chân anh, từ đó giúp đội tuyển Việt Nam kiểm soát được bóng, giữ được nhịp thi đấu, duy trì được tính ổn định về mặt đội hình. Khuất Văn Khang từng là nhạc trưởng của đội tuyển U.20 Việt Nam, tại giải U.20 châu Á 2023. Thời gian gần đây Khuất Văn Khang thường được HLV Kim Sang-sik kéo sang thi đấu bên cánh trái. Dù vậy, khi cần, ông Kim Sang-sik hoàn toàn có thể điều cầu thủ này đá ở trục giữa, điều tiết lối chơi cho toàn đội.Với Nguyễn Thái Sơn, anh quen thi đấu với vị trí lùi thấp ở tuyến giữa. Đấy là lợi thế đáng kể của cầu thủ này, nếu anh sắm vai nhạc trưởng của đội tuyển Việt Nam. Khi chơi thấp ở hàng tiền vệ, Thái Sơn có điều kiện quan sát đối thủ và quan sát các đồng đội xung quanh mình, từ đó anh sẽ đưa ra những quyết định, những pha xử lý phù hợp với diễn biến trận đấu.Nhân vật khác là Nguyễn Văn Trường. Lâu nay, Nguyễn Văn Trường quen chơi với vị trí tiền vệ tấn công, thậm chí tiền đạo lùi. Để sắm vai nhạc trưởng, Nguyễn Văn Trường cần thi đấu thấp hơn trong sơ đồ chiến thuật của HLV Kim Sang-sik, như cách Hoàng Đức từng "hy sinh" vai trò tiền vệ tấn công, để đá lùi hẳn xuống vị trí khá thấp ở hàng tiền vệ tại AFF Cup, trước khi Hoàng Đức hoàn thành vai trò nhạc trưởng.Tin rằng ở thời điểm thích hợp, HLV Kim Sang-sik sẽ có những tính toán thích hợp cho những nhân sự mà ông có trong tay. Nguyễn Văn Trường có một đặc điểm khá giống với Hoàng Đức, đó là Nguyễn Văn Trường sở hữu thể hình rất lý tưởng (cao 1,82 m). Anh là cầu thủ có thể hình tốt nhất trong số các tiền vệ tấn công thuộc lứa U.22 Việt Nam hiện nay, tức là Nguyễn Văn Trường có lợi hơn nhiều cầu thủ khác ở khả năng va chạm và khả năng che chắn bóng, giống Hoàng Đức. Biết đâu, khi được điều chỉnh xuống chơi ở vị trí mới, Văn Trường sẽ phát huy hiệu quả cao.Thời gian vẫn còn cho đội U.22 Việt Nam, để toàn đội thực hiện các thử nghiệm, trước khi hoàn tất những điều chỉnh về mặt nhân sự và lối chơi, tìm ra nhân vật phù hợp nhất với vai trò nhạc trưởng, rồi chinh phục ngôi vô địch nội dung bóng đá nam SEA Games 33. ️
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói. ️